A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KẾ HOẠCH Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 – 2026”

Thực hiện Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 13/7/2022 của UBND huyện Thanh Trì về việc “Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 - 2026”, Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì xây dựng kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 - 2026 cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

Triển khai thực hiện kiểm soát kỹ thuật về vệ sinh ATTP, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm.

2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2026

- 100% bếp ăn được lấy mẫu xét nghiệm nhanh ít nhất 3 chỉ tiêu (Tinh bột, nước sôi, dấm, hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Foocmol, phẩm màu, Ôi khét)/lần; 2 lần/năm học;

- 100% bếp ăn được lấy mẫu xét nghiệm vi sinh 01 dụng cụ, bàn tay  01 nhân viên/ 02 chỉ tiêu (Ecoli, Coliform)/mẫu/lần, 2 lần/năm học;

- 100% trường được lấy mẫu xét nghiệm hóa lý thực phẩm: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Endo sufan, Dieldrin, Cypermethrin) 3 chỉ tiêu/mẫu/lần, 2 lần/năm học; dư lượng kháng sinh (Clotetracyclin, Tetracyclin, Oxytetracyclin) 3 chỉ tiêu/mẫu/lần, 2 lần/năm học;

- 100% bếp ăn được lấy mẫu xét nghiệm vi sinh thức ăn 4 chỉ tiêu (Ecoli, shigella, S.aureus, Samonella)/món ăn/mẫu x 2 món ăn/lần x 2 lần/năm học.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

  • Xây dựng và triển khai kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 – 2026; Kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm;

- Phối hợp xây dựng tiêu chí đánh giá công tác ATVSTP tại bếp ăn tập thể trường học, nhóm lớp mầm non trong và ngoài công lập trên địa bàn huyện;

- Phối hợp tham mưu đưa chỉ tiêu công tác ATVSTP Đề án vào phong trào thi đua, khen thưởng; đánh giá kết quả thực hiện; đề nghị xử lý đối với cá nhân, tập thể nếu để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện;

- Đánh giá kết quả thực hiện hàng năm;

2. Công tác tuyên truyền, tập huấn kiến thức An toàn vệ sinh thực phẩm:

- Biên tập, cung cấp bài tuyên truyền cho Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện để phát thanh trên hệ thống loa huyện, xã/thị trấn;

- Tổ chức tập huấn kiến thức ATVSTP cho các cô nuôi, cán bộ y tế;

- Tập huấn kiến thức, thực hành lấy mẫu xét nghiệm nước uống đóng bình, nước sinh hoạt cho nhân viên y tế trường học, nhóm lớp mầm non trong và ngoài công lập ít nhất 1 lần/năm.

- Đánh giá kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm của các cô nuôi, cán bộ y tế dựa trên bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn với 30 câu hỏi trả lời trong 30 phút và được đánh giá là đạt khi trả lời được: 16/20 câu hỏi kiến thức, 8/10 câu hỏi về thực hành (Phụ lục 1).

3. Kiểm soát kỹ thuật về vệ sinh ATTP: (Phụ lục 2)

- Rà soát, đề xuất bổ sung trang thiết bị, dụng cụ, vật tư, test nhanh phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm nhanh và lấy mẫu gửi xét nghiệm Labo;

- Lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại đơn vị:

+ Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát chỉ định mẫu xét nghiệm, chỉ tiêu xét nghiệm: ít nhất 3 chỉ tiêu (Tinh bột, nước sôi, dấm, hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Foocmol, phẩm màu, Ôi khét)/lần; 2 lần/bếp/năm học;

+ Cán bộ xét nghiệm lấy mẫu, tiến hành xét nghiệm nhanh theo quy trình (phụ lục 2.1)

+ Cán bộ xét nghiệm đọc kết quả xét nghiệm;

+ Cán bộ xét nghiệm báo cáo kết quả xét nghiệm cho đoàn kiểm tra, giám sát và đơn vị lấy mẫu.

- Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh dụng cụ, bàn tay:

+ Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát chỉ định người cần lấy mẫu, dụng cụ cần lấy mẫu (01 dụng cụ, 01 bàn tay nhân viên) 02 chỉ tiêu (Ecoli, Coliform)/mẫu/lần, 2 lần/năm học;

+ Cán bộ xét nghiệm lấy mẫu xét nghiệm vi sinh dụng cụ, bàn tay theo quy trình (phụ lục 2.2, 2.3)

+ Bảo quản mẫu theo quy định;

+ Gửi mẫu xét nghiệm về Khoa xét nghiệm - CDC Hà Nội trong 24h kể từ khi lấy mẫu, nhận phiếu hẹn trả kết quả xét nghiệm từ CDC Hà Nội;

+ Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, cán bộ xét nghiệm làm thông báo trả kết quả xét nghiệm và gửi cho Đoàn kiểm tra, giám sát và đơn vị được xét nghiệm trong 2 ngày kể từ ngày nhận kết quả.

- Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh thức ăn, hóa lý thực phẩm:

+ Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám sát chỉ định mẫu thực phẩm, thức ăn cần lấy mẫu;

*Thực phẩm: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 3 chỉ tiêu(Endo sufan, Dieldrin, Cypermethrin)/mẫu/lần, 2 lần/năm học; dư lượng kháng sinh 3 chỉ tiêu (Clotetracyclin, Tetracyclin, Oxytetracyclin)/mẫu/lần, 2 lần/năm học;

* Thức ăn: 4 chỉ tiêu (Ecoli, shigella, S.aureus, Samonella)/món ăn/mẫu x 2 món ăn/lần x 2 lần/năm học;

+ Cán bộ xét nghiệm lấy mẫu thực phẩm, thức ăn: từ 150mg (ml) đến 1,5kg (lít) theo quy trình (phụ lục 2.4);

+ Bảo quản mẫu từ  2 – 80C;

+ Gửi mẫu về Khoa Xét nghiệm CDC Hà Nội trong 24h kể từ khi lấy mẫu, có ghi biên bản bản giao và nhận phiếu hẹn trả kết quả xét nghiệm;

+ Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, làm thông báo trả kết quả xét nghiệm và gửi cho Đoàn kiểm tra, giám sát và đơn vị được xét nghiệm trong 2 ngày kể từ ngày nhận kết quả.

- Hướng dẫn các trường tự lấy mẫu nước sinh hoạt, nước uống và gửi CDC Hà Nội xét nghiệm vi sinh, hóa lý ít nhất 2 lần/năm học (tháng 3, tháng 8).

4. Thiết lập và vận hành hệ thống thông tin, giám sát, cảnh báo sự cố ATTP tại bếp ăn tập thể trường học

- Thực hiện lấy mẫu định kỳ, đột xuất thực phẩm, thức ăn nghi ngờ ô nhiễm, tiến hành kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học để cảnh báo các nguy cơ về ATVSTP tới sức khỏe của học sinh;

- Phối hợp thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm;

- Phối hợp thiết lập hệ thống giám sát, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ, sự cố, điều tra dịch tễ, lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân, kịp thời ngăn chặn và xử lý sự cố về ATVSTP.

          5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra về ATVSTP

          - Phối hợp tham mưu thành lập, kiện toàn đoàn kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất hoạt động ATVSTP tại bếp ăn tập thể trường học, nhóm lớp mầm non trong và ngoài công lập trên địa bàn.

          - Tham mưu kiểm tra, giám sát định kỳ đột xuất bếp ăn tập thể các trường học trên địa bàn, kết hợp lấy mẫu xét nghiệm nhanh, hóa lý đề xuất xử lý các bếp không đạt ATVSTP theo quy định của pháp luật;

- Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo, tập huấn về thanh, kiểm tra giám sát.

6. Công tác thống kê báo cáo:

6.1. Báo cáo định kỳ:

- Các trường tổng hợp báo cáo gửi về Trạm Y tế xã/thị trấn 3 lần/năm học: (phụ lục 5)

+ Lần 1 từ ngày 1/8 đến 10/12 và gửi báo cáo trước ngày 12/12 hàng năm;

+ Lần 2 từ ngày 11/12 đến ngày 15/3 và gửi báo cáo trước ngày 17/3 hàng năm;

+ Lần 3 từ ngày 16/3 đến ngày 3/6 và gửi báo cáo trước ngày 5/6 hàng năm

- Trạm Y tế các xã/thị trấn tổng hợp báo cáo số liệu hoạt động của xã và báo cáo từ các trường và gửi về TTYT huyện (Khoa ATTP): (Phụ lục 6)

+ Lần 1 từ ngày 1/8 đến 10/12 và gửi báo cáo trước ngày 15/12 hàng năm;

+ Lần 2 từ ngày 11/12 đến ngày 15/3 và gửi báo cáo trước ngày 20/3 hàng năm;

+ Lần 3 từ ngày 16/3 đến ngày 3/6 và gửi báo cáo trước ngày 8/6 hàng năm

- Trung tâm Y tế huyện tổng hợp báo cáo từ Trạm Y tế xã/thị trấn và gửi về UBND huyện (phụ lục 7).

6.2. Báo cáo đột xuất: khi có văn bản, hướng dẫn, yêu cầu của UBND huyện, các trường tổng hợp báo cáo gửi Trạm Y tế xã/thị trấn tổng hợp và gửi về Trung tâm Y tế (khoa ATTP) để tổng hợp và báo cáo UBND huyện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Khoa ATTP

- Tham mưu Ban Giám đốc xây dựng và triển khai Kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 – 2026 và Kế hoạch hàng năm;

- Hướng dẫn Trạm Y tế tham mưu BCĐ ATTP xã/thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn xã/thị trấn giai đoạn 2022 – 2026 và kế hoạch hàng năm;

- Biên tập, cung cấp bài tuyên truyền về công tác ATVSTP bếp ăn tập thể trường học trên hệ thống truyền thanh từ huyện đến các xã, thị trấn và kế hoạch hàng năm;

- Tham mưu xây dựng bộ câu hỏi, triển khai đánh giá kiến thức, thực hành đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (Căn cứ Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 67/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018, Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018, Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018, Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017, Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 24/6/2022, Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021, 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006);

- Tổng hợp danh sách cô nuôi, cán bộ y tế các trường, nhóm lớp mầm non, trên địa bàn huyện. Tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế, cô nuôi kết hợp đánh giá kiến thức, thực hành đảm bảo An toàn thực phẩm;

- Phối hợp giám sát, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm (nếu có);

- Thực hiện đúng các hợp đồng nội dung hoạt động của Đề án, sử dụng các nguồn kinh phí được giao đúng quy định;

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác chuyên môn.

2. Khoa Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh:

- Rà soát, lập dự trù kinh phí, đề xuất bổ sung trang thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ công tác lấy mẫu xét nghiệm nhanh và lấy mẫu gửi xét nghiệm Labo tại bếp ăn tập thể trường học;

- Thực hiện đúng hợp đồng nội dung hoạt động của Đề án, sử dụng các nguồn kinh phí được giao đúng quy định;

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm cho cán bộ Y tế các trường học, nhóm lớp mầm non trên địa bàn huyện hàng năm;

- Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm và gửi xét nghiệm labo theo quy định;

 - Lấy mẫu xét nghiệm nhanh ít nhất 3 chỉ tiêu (Tinh bột, nước sôi, dấm, hàn the, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, Foocmol, phẩm màu, Ôi khét)/lần; 2 lần/bếp/năm học.

- Hướng dẫn các trường tự lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, hóa lý định kỳ nước sinh hoạt, nước uống đóng bình ít nhất 2 lần/năm học (tháng 3, tháng 8).

- Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh dụng cụ, bàn tay: 01 dụng cụ, 01 bàn tay nhân viên/02 chỉ tiêu (Ecoli, Coliform)/mẫu/lần, 2 lần/năm học.

- Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý thực phẩm: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật 3 chỉ tiêu (Endo sufan, Dieldrin, Cypermethrin)/mẫu/lần, 2 lần/năm học; dư lượng kháng sinh 3 chỉ tiêu (Clotetracyclin, Tetracyclin, Oxytetracyclin)/mẫu/lần, 2 lần/năm học.

- Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh thức ăn: 4 chỉ tiêu (Ecoli, shigella, S.aureus, Samonella)/món ăn/mẫu x 2 món ăn/lần x 2 lần/năm học.

- Nhận kết quả xét nghiệm Labo, làm thông báo kết quả xét nghiệm và gửi cho đoàn kiểm tra, giám sát, đơn vị được lấy mẫu.

3. Phòng KHNV

- Phối hợp xử trí ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm

- Lồng ghép trong các hoạt động của phòng tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm cho các đối tượng theo quy định.

4. Các khoa/phòng:

Lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm cho các đối tượng theo quy định.

5. Trạm Y tế xã/thị trấn:

- Tham mưu BCĐ ATTP xã/thị trấn xây dựng và triển khai kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn xã/thị trấn giai đoạn 2022 – 2026; Thành lập, kiện toàn đoàn kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất hoạt động ATVSTP tại bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn. Đề xuất xử lý các bếp không đạt ATVSTP theo quy định của pháp luật; không để các cơ sở bán hàng rong, đồ ăn vặt hoạt động trước cổng trường;

- Biên tập, cung cấp bài tuyên truyền đảm bảo ATVSTP bếp ăn tập thể trường học gửi đài phát thanh xã/thị trấn phát thanh, gửi các trường tuyên truyền cho học sinh;

- Lập danh sách nhân viên y tế, cô nuôi của các trường học, nhóm lớp trên địa bàn xã/thị trấn gửi Trung tâm Y tế huyện (qua khoa ATTP);

- Phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn cho cán bộ y tế, cô nuôi phối hợp đánh giá kiến thức thực hành đảm bảo An toàn thực phẩm;

- Phối hợp giám sát, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm;

          - Tổng hợp báo cáo gửi về Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì (khoa ATTP) theo quy định.

IV. ĐỀ NGHỊ PHỐI HỢP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

1. Đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện:

- Chỉ đạo các trường, nhóm lớp xây dựng và triển khai kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 – 2026 và kế hoạch hàng năm;

- Chỉ đạo các trường, nhóm lớp tự lấy mẫu nước sinh hoạt, nước uống gửi xét nghiệm 2 lần/năm học vào tháng 3 và tháng 8;

- Phối hợp Trung tâm Y tế huyện tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, đánh giá kiến thức và thực hành An toàn thực phẩm cho cô nuôi, cán bộ y tế các trường, nhóm lớp trên địa bàn;

- Chỉ đạo các trường, nhóm lớp phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm nhanh, gửi xét nghiệm Labo;

- Chỉ đạo các trường tổng hợp báo cáo theo quy định và gửi về Trạm Y tế xã/thị trấn.

2. Đề nghị các trường học, nhóm lớp trên địa bàn:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch Nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học giai đoạn 2022 – 2026 và kế hoạch hàng năm;

- Lấy mẫu nước sinh hoạt, nước uống gửi xét nghiệm 2 lần/năm học vào tháng 3 và tháng 8;

- Lập danh sách cô nuôi, cán bộ y tế để chuẩn bị cho công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức ATTP và đánh giá kiến thức, thực hành đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì trong công tác lấy mẫu xét nghiệm nhanh, gửi xét nghiệm Labo;

- Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn đầy đủ, đúng thành phần;

- Tổng hợp báo cáo và gửi về Trạm Y tế xã/thị trấn theo quy định.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (phụ lục 3)

1. Năm học 2022 - 2023:

- Thực hiện tại 100% trường, nhóm lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện;

- Thời gian thực hiện từ tháng 8/2022 – 5/2023

2. Năm học 2023 - 2024:

- Thực hiện tại 100% trường, nhóm lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện;

- Thời gian thực hiện từ tháng 8/2023 – 5/2024

3. Năm học 2024 - 2025:

- Thực hiện tại 100% trường, nhóm lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện;

- Thời gian thực hiện từ tháng 8/2024 – 5/2025

4. Năm học 2025 - 2026:

- Thực hiện tại 100% trường, nhóm lớp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện;

- Thời gian thực hiện từ tháng 8/2025 – 5/2026

VI. KINH PHÍ

- Nguồn kinh phí đề án “Nâng cao chất lượng công tác quản lý An toàn vệ sinh thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2022 - 2026: 2.740.000.000đ (Bằng chữ: Hai tỷ bẩy trăm bốn mươi triệu đồng chẵn) phụ lục 4

  • Huy động từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác./.

Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tập tin đính kèm
Tác giả: mnctuhiep
Nguồn:Báo Lao động thủ đô Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Hôm nay : 47
Hôm qua : 249
Tháng trước : 5.523